Thi công bọc phủ Composite

Gia Công Composite Theo Yêu Cầu

Các sản phẩm làm từ vật liệu composite được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống hiện đại ngày nay. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp một sản phẩm làm bằng nhựa composite tư những vật dụng đơn giản như bàn ghế, chậu hoa, thùng rác… cho đến những sản phẩm được ứng dụng trong sản xuất như các thùng chứa hóa chất, bồn bể nuôi cá, bồn xử lý nước thải. Chúng được ứng dụng rộng rãi như thế tuy nhiên không phải ai cũng biết đến cách thức gia công của nó như thế nào? Vì vậy bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp này.

Một số phương pháp được sử dụng để gia công vật liệu composite

Vật liệu composite không phải là vật liệu khó gia công, mà ngược lại nó rất dễ nhưng điều này không có nghĩa là sản phẩm tạo ra sẽ hoàn hảo. Muốn nó đạt được độ bền ưu ý thì yêu cầu các thợ gia công sản phẩm cần phải có trình độ và tay nghề cao.

Gia Công Composite Theo Yêu Cầu

1.1. Sử dụng áp suất cao để gia công sản phẩm làm từ vật liệu composite

Đối với phương pháp sử dụng nhiệt độ và áp suất cao để gia công sản phẩm làm từ vật liệu composite thì được thực hiện theo 3 phương pháp: đúc ép nóng, đúc ép nguội và đúc kéo.

Đối với phương pháp đúc ép nóng, người ta sẽ đem các thành phần để tạo nên vật liệu composite như sợi thủy tinh trộn đều với vật liệu nền nhựa rồi tiến hành cho vào khuôn và đúc nó ở một áp suất và nhiệt độ cao, nhất là đối với những sản phẩm cần phải định hình 3D.

Đối với phương pháp đúc ép nguội thực hiện các bước tương tự phương pháp đúc ép nóng tuy nhiên mọi thứ sẽ được làm ở nhiệt độ thường.

Đối với phương pháp đúc kéo, đối với phương pháp này cũng sẽ thực hiện các bước hòa trộn sợi thủy tinh với lại nhựa tuy nhiên chúng sẽ được kéo sang lõi đã gia nhiệt, sản phẩm sẽ đông rắn 1 phần hoặc hoàn toàn đóng rắn ở trong lõi tạo hình, từ đó chúng ta có được sản phẩm ưu ý.

1.2. Gia công vật liệu composite ở áp suất thường

Phương pháp gia công vật liệu composite ở ngay nhiệt độ thường cần phải trải qua các công đoạn dưới đây:

Giai đoạn cuộn sợi, người ta sẽ kéo các sợi qua bồn bể để đạt được độ thẩm thấu tốt nhất sau đó mới tiến hành cuộn phủ chúng ở ngay bên trên bề mặt khuôn. Khuôn được sử dụng là loại chuyên dành riêng cho việc chế tạo ống vật liệu composite.

Với các phương pháp hút chân không, sử dụng túi áp suất và nồi hấp người ta sẽ tiến hành cho các sợi kết hợp với nhựa vào trong một khuôn mẫu sau đó tiến hành phủ lớp túi mềm lên trên.

Sau đó người ta sẽ hút chân không toàn bộ khí ở bên trong túi mềm để ép các sợi vào trong khuôn và tiến hành tách lớp bọt ở trong đó để định hình sản phẩm mịn và đẹp hơn vì thế mà người ta gọi là phương pháp hút chân không.

Tiến hành nén với áp suất cao để các sợi được ép chặt vào khuôn đồng thời phá vỡ các bọt khí để định hình được sản phẩm một cách tròn trịa và mịn màng hơn và phương pháp này được gọi là túi áp suất.

Bên cạnh đó người ta sử dụng phương pháp nồi áp suất để vừa có thể tạo ra áp suất và vừa gia nhiệt thêm để định hình sản phẩm.

Giai đoạn quay ly tâm được tiến hành bằng cách sử dụng nhựa cùng với sợi ở trong khuôn đã được trộn đều để quay ly tâm tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Giai đoạn trát lớp: Tiến hành trát 1 số lớp bên trên bề mặt tiếp xúc cho đến khi có được độ dày mà bạn mong muốn. Đây là phương pháp cổ điển nhưng lại được ứng dụng nhiều nhất và rất đơn giản.

Đối với thùng nhựa composite thì việc gia công thùng nhựa đó chẳng cần đến nhiệt độ cao hay là áp lực cao mà nó vẫn sẽ tự đông đặc thành hình dạng mong muốn vì thế mà hoạt động trát lớp có thể được thực hiện bằng các con lăn cầm tay hoặc thậm chí là súng phun để phủ.

Đó là toàn bộ các phương pháp gia công vật liệu composite và các phương pháp này được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Để có thể có được phương pháp gia công thích hợp cho sản phẩm của mình thì bạn có thể yêu cầu đến các đơn vị sản xuất uy tín.

Một số thông tin thêm về vật liệu composite dành cho những bạn chưa rõ về vật liệu này

Vật liệu composite được ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống hiện đại ngày nay với nhiều sản phẩm đa dạng lĩnh vực áp dụng với một chất lượng tuyệt vời và độ thẩm mỹ cao. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vật liệu composite.

2.1. Vật liệu composite được cấu tạo như thế nào?

Với công nghệ sản xuất hiện đại cùng với hệ thống dây chuyền sản xuất tiên tiến, người ta sẽ sản xuất ra vật liệu composite từ các nguyên tử carbon hòa trộn đều với lại nhựa và các chất phụ gia khác nhưng nguyên tử carbon vẫn chiếm đến 90%.

Nó được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, với những sản phẩm có thể kể đến như là: ống dẫn ( nước, chất thải, nước thải, ống xả xe, … ), làm vỏ xe, vỏ máy bay, tên lửa, vỏ tàu thuyền, … được sử dụng làm lốp bánh xe, làm thùng rác công cộng, hầm biogas, bồn bể chứa chịu áp lực cao, … và một số ứng dụng khác.

Nó được ứng dụng nhiều như vậy là do vật liệu composite rất nhẹ, rắn chắc và rất bền nhất là việc nó có thể tồn tại được trong môi trường nước, axit, các chất hóa học có tính ăn mòn cao do nó không bị các chất này ăn mòn.

Khi được sử dụng làm lớp phủ bề mặt thì vật liệu composite phát huy được nhiều ưu điểm và đặc tính tuyệt vời do nó có thể chống chịu được trong những điều kiện khắc nghiệt mà vẫn bảo vệ được cấu trúc vật được vật liệu composite bao phủ.

2.2. Các ưu điểm của vật liệu composite

Vật liệu composite mang trong mình rất nhiều ưu điểm của vật liệu composite như là về độ cứng, khả năng chịu được tác động của lực vật lý lên trên bề mặt sản phẩm cũng như là không chịu ảnh hưởng bởi nước do đó nó không bị oxy hóa khử.

Bản thân vật liệu composite có độ dẻo thế nên có thể uốn chúng ở nhiệt độ cao và áp suất lớn. Sản phẩm làm ra có thể chịu được nhiệt độ rất cao nên dễ dàng tạo kiểu cũng như dễ dàng lắp đặt và thi công chúng.

Trọng lượng nhẹ cũng là một trong những ưu điểm của vật liệu composite, nhờ vào đặc điểm này mà việc vận chuyển cũng như lắp đặt sản phẩm trở nên dễ dàng hơn và chi phí vận chuyển cũng sẽ thấp hơn một số loại vật liệu khác.

Vật liệu composite có khả năng cách điện và cách nhiệt tốt thế nên nó được ứng dụng trong một số môi trường cần đến sự cách điện, cách nhiệt hay một số vật dụng cần có chức năng tương tự như vậy.

Độ bền của nó rất cao do nó vừa có khả năng chịu được lực vật lý lớn vừa có khả năng tồn tại ở trong những nơi có điều kiện thời tiết không thuận lợi, chịu được nắng mưa và thậm chí là sự ăn mòn của các chất hóa học và dung môi thế nên nó được nhiều người ưa thích và sử dụng.

2.3. Một số ứng dụng của vật liệu composite trong ngành xây dựng

Trong ngành xây dựng người ta sử dụng vật liệu composite vào trong một số ứng dụng dưới đây:

Sử dụng vật liệu composite để làm thành một lớp bảo vệ cho các mặt sàn nhà xưởng sản xuất, sàn phòng thí nghiệm, … nhằm bảo vệ các nguyên liệu cốt bên trong tránh được các tác động như công vật lý, axit ăn mòn, nước, dung môi, …

Được sử dụng để gia cố các cột nhà để bảo vệ cho trụ của nhà tránh được các mối nguy hại hay nếu như nhà ở một vùng ẩm ướt thì nên sử dụng phương pháp phủ vật liệu composite để đảm bảo cho cấu trúc bê tông bên trong của sản phẩm.

Cuối cùng các sản phẩm được tạo thành từ vật liệu composite có độ bền rất cao, ít khi phải bảo trì sửa chữa thế nên chúng đã có thể tiết kiệm được cho gia chủ phần nào chi phí cũng như thời gian sửa chữa. Chi phí để sở hữu các sản phẩm được làm từ vật liệu composite cũng khá hợp lý và bạn vẫn có thể chi trả được.

Hy vọng rằng với những thông tin ở trên đây các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về vật liệu composite cũng như là các ứng dụng của nó. Đồng thời hiểu được phương thức và loại hình thi công vật liệu composite theo yêu cầu.

Chúc các bạn sớm tìm được một sản phẩm ưng ý!

Từ khóa tìm kiếm:

thi cong son san epoxy, Gia Công Composite Theo Yêu Cầu

0907 062 138